Các trường hợp cần trám răng và quy trình thực hiện – nha khoa Thùy Anh
Trám răng là kỹ thuật để khắc phục tình trạng răng sâu, răng thưa, mẻ… Đây là một phương pháp đơn giản tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ một quy trình trám răng và biết cách bảo vệ răng tốt hơn sau khi trám. Trong bài viết dưới đây, nha khoa Thùy Anh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật nha khoa này để có được kết quả thực hiện trám răng an toàn và duy trì lâu dài.
Trám răng là phương pháp như thế nào?
Trám răng (hàn răng) là một kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu. Trám răng vừa giúp cải thiện tính thẩm mỹ vừa giúp cải thiện chức năng nhai.
Các trường hợp cần được trám răng gồm:
Trám răng bị sâu
Sâu răng là tình trạng xuất hiện các lỗ hổng ở răng, do hoạt động của vi khuẩn tích tụ khi bạn ăn những thực phẩm không lành mạnh và không chăm sóc răng đúng cách.
Khi không được điều trị sớm, lỗ hổng do sâu răng gây ra sẽ lớn dần, dẫn tới đau nhức răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và gãy răng.
Các dấu hiệu cảnh báo răng sâu bạn cần lưu ý gồm:
– Răng đau bất chợt
– Răng hay nhạy cảm
– Xuất hiện lỗ hổng trên răng
– Bề mặt răng bị đổi màu nâu, đen hoặc trắng
– Răng đau sau khi ăn, uống đồ nóng, ngọt, lạnh…
Khi xuất hiện triệu chứng trên, bạn cần thực hiện trám răng để làm đầy lỗ hổng trên răng, loại bỏ các triệu chứng khó chịu và giúp phục hồi tính thẩm mỹ cho răng.
Trám răng mẻ
Răng bị sứt mẻ có thể do bạn cắn phải thức ăn hoặc vật dụng gì quá cứng hoặc có tác động cơ học mạnh gây ảnh hưởng tới cấu trúc răng.
Nếu vết nứt được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ trám răng để khắc phục. Đầu tiên, bạn cần vệ sinh răng để loại bỏ vi khuẩn, sau đó trám vật liệu vào chỗ răng bị mẻ.
Trám răng thưa
Răng thưa, đặc biệt là răng cửa thưa rất gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt nên cần sử dụng tới phương pháp trám răng thẩm mỹ để trám lại răng. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ nên áp dụng nếu khoảng hở nhỏ dưới 2mm.
Với khoảng thưa lớn hơn, răng cửa sẽ trông khá to và mất cân đối sau khi trám nên nha sĩ có thể khuyên bạn chuyển sang các kỹ thuật bọc răng sứ hoặc niềng răng. Tại nha khoa Thùy Anh chúng tôi sẽ tùy vào mong muốn cũng như tình trạng của khách hàng mà đưa ra phương án phù hợp nhất.
Trám răng thay chỗ trám cũ
Trám răng không phải là một kỹ thuật có tác dụng vĩnh viễn. Theo thời gian, chỗ trám sẽ dần bị mòn do hoạt động nhai và từ từ bong tróc, thậm chí rơi ra hoàn toàn. Khi đó, bạn cần thực hiện trám lại răng.
Quy trình trám răng tại nha khoa Thùy Anh
Quy trình trám răng trực tiếp
Trám răng trực tiếp là quy trình nha khoa đơn giản và được áp dụng cho nhiều tình trạng răng. Quy trình trám răng này thường chỉ cần một buổi hẹn với nha sĩ là có thể hoàn thành.
⏭ Thăm khám và tư vấn: Trước tiên, nha sĩ sẽ kiểm tra chỗ răng cần trám, xác định kích thước và tư vấn cho người bệnh về một số loại vật liệu nên sử dụng cho chỗ trám.
⏭ Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám: Nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng. Với trường hợp răng sâu, chỗ sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời loại bỏ vụn thức ăn hay cao răng.
⏭ Tiến hành trám răng: Nha sĩ sẽ đổ vật liệu trám vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị sâu đã được làm sạch. Ban đầu, vật liệu trám ở dạng lỏng, sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40s thông qua phản ứng quang trùng hợp.
⏭ Chỉnh sửa lại chỗ trám: Nha sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám và loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa. Cuối cùng, bề mặt trám sẽ được làm nhẵn lại và đánh bóng để răng không bị cộm khó chịu.
Một quy trình trám răng trực tiếp thông thường sẽ khoảng 20 –30 phút và thay đổi tùy theo tình trạng răng và vật liệu trám.
Quy trình trám răng gián tiếp
Quy trình trám răng gián tiếp (Inlay – Onlay) là phương pháp trám răng hiện đại, giúp giảm kẽ hở giữa miếng trám và mô răng. Bước thăm khám và gây tê ban đầu cũng tiến hành tương tự như cách trám trực tiếp. Điểm khác là nha sĩ sẽ bắt đầu lấy dấu hàm và làm thành miếng trám bên ngoài.
⏭ Thăm khám và tư vấn: Trước tiên, nha sĩ sẽ kiểm tra chỗ răng cần trám, xác định kích thước và tư vấn cho bạn về một số loại vật liệu nên sử dụng cho chỗ trám.
⏭ Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám: Nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng. Trong trường hợp răng sâu, chỗ sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời loại bỏ vụn thức ăn hay cao răng.
⏭ Lấy dấu hàm: Sau khi răng được làm sạch, nha sĩ sẽ lấy dấu hàm để tạo hình miếng trám theo đúng hình dạng và kích thước lỗ hổng. Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn bạn vào một vài ngày tiếp theo để tiếp tục hoàn thành quy trình trám.
⏭ Gắn miếng trám lên răng: Miếng trám sau khi chế tác sẽ được gắn vừa khít lên răng bằng xi măng chuyên dụng.
Quy trình trám răng gián tiếp thường sẽ mất khoảng 2 lần hẹn với nha sĩ, thời gian mỗi lần hẹn khoảng 30 – 45 phút.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/5-tieu-chi-can-nam-ro-khi-tim-hieu-lam-rang-o-dau-tot-nhat/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh
Hồi nhỏ e bị sâu răng và e đã mất luôn chiếc răng sâu, vẫn còn phần gốc vì BS bảo ko thể nhổ nó, trường hợp của e thì nên làm gì ạ? Trám có đc ko ạ? Vì nó ko phải 1 chiếc răng bị khoét lỗ mà là ko có răng luôn ạ.
Chào bạn, trường hợp răng bị mất hết phần thân rồi thì sẽ không thể thực hiện trám răng được nữa bạn ạ. Vì phần chân răng đã bị sâu và phần tuỷ đã viêm rồi nên sẽ cần phải nhổ bỏ, nếu đó là răng thông thường thì mình sẽ cần phải trồng lại bạn nhé, còn nếu đó là răng khôn thì sẽ không cần trồng lại. Tuy nhiên bsĩ sẽ cần phải chụp phim xq để đánh giá được chính xác cấu trúc giải phẫu của chân răng phía dưới xương hàm, từ đó sẽ đưa ra được cho mình hướng xử lý cụ thể hơn ạ