Bật mí cách nhận biết cuộc nhổ răng của bạn có an toàn không?
Nhổ răng luôn là một nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Một phần do sự truyền tai nhau về những nguy cơ như: nhổ răng rất đau, rất nguy hiểm, giảm tuổi thọ,… Hoặc chỉ cần hình dung một cây kim, cái kìm, bẩy sẽ đưa vào miệng cũng đủ khiến nỗi sợ kéo dài. Bởi vậy, trước khi quyết định đi nhổ hoặc sau khi nhổ răng chúng ta sẽ hỏi người xung quanh hoặc lên mạng tìm hiểu trước các vấn đề như: Nhổ răng có đau không? Nhổ răng an toàn không? Những nguy cơ khi nhổ răng là gì?… Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách để biết được cuộc nhổ răng của bạn diễn ra an toàn hay không? Mời các bạn cùng tham khảo.
Nhổ răng có đau không? Cách để biết cuộc nhổ răng có an toàn hay không?
Nói về đau, thì với sự phát triển vượt bậc của y học hiện nay, vấn đề đau trong nhổ răng được kiểm soát rất tốt với thuốc tê, thuốc giảm đau, chống viêm nên bạn không cần phải quá lo sợ về vấn đề này.
Tuy nhiên để đánh giá một cuộc nhổ răng an toàn hay không thì chúng ta phải dựa trên nhiều yếu tố:
Đánh giá trước case nhổ răng
+ Vấn đề tâm lý của người bệnh
Các bác sĩ nha khoa đều nhận định rằng tâm lý của bệnh nhân trước mỗi cuộc nhổ răng là cực kỳ quan trọng. Khi bạn có một tâm lý thoải mái, tin tưởng vào bác sĩ thì dù trong quá trình nhổ răng có thể hơi đau khi gây tê, hồi hộp do tác dụng phụ của thuốc tê,… cuộc nhổ răng vẫn sẽ diễn ra một cách nhẹ nhàng, suôn sẻ. Tuy nhiên thì nếu bạn bị tâm lý thì nó có thể gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể như tăng nhịp tim, hơi thở gấp gáp, vã mồ hôi, run rẩy,..điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc phẫu thuật.
Bởi vậy bạn: “Hãy đặt niềm tin nhiều nhất có thể vào bác sĩ của mình” và để có niềm tin thì tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ về người bác sĩ thực hiện. Các thông tin quan trọng như bác sỹ đó tốt nghiệp trường nào, đã nhổ nhiều răng giống trường hợp của bạn chưa, qua giao tiếp nói chuyện bạn có thấy toát lên sự tự tin và đáng tin cậy từ người bác sỹ đó không. Nếu bạn quá lo sợ thì có thể sử dụng một vài viên thuốc an thần trước ngày nhổ. Những người có vấn đề về tâm lý, không kiểm soát được hành động,.. thì nên trì hoãn nhổ răng cho đến khi vấn đề tâm lý tháo gỡ hoàn toàn.
+ Tiền sử của bản thân
Một số bệnh toàn thân có thể ảnh hưởng đến cuộc nhổ răng như: cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… hoặc tiền sử nghiện rượu bia, thuốc lá, dị ứng với thuốc, thực phẩm,… Bạn cần phải thông báo tới bác sĩ một cách đầy đủ, chính xác về các bệnh lý của mình vì đôi khi nguy cơ xảy ra biến chứng trong các trường hợp này là rất lớn. Với một vài trường hợp tiên lượng nặng bác sĩ sẽ cần phải phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa khác trước khi thực hiện nhổ răng nhằm đảm bảo an toàn cho chính bạn.
+ Thực hiện xét nghiệm CLS như chụp xquang, test máu chảy, máu đông
– Trước khi nhổ răng, chụp Xquang là một chỉ định chắc chắn phải thực hiện. Qua phim Xquang bác sĩ có thể quan sát các mốc giải phẫu như: Xoang hàm trên, ống thần kinh răng dưới, vị trí và hướng mọc, hình dạng chân răng thẳng, cong hay dùi trống, mật độ xương xung quanh,… từ đó có thể dự đoán tới 90% mức độ khó nhổ và đưa ra một quy trình nhổ răng an toàn, nhanh chóng.
Test thời gian máu chảy, máu đông thường chỉ quan trọng với những người có bệnh lý nền về máu, bạn có thể không cần thực hiện xét nghiệm này nếu bạn hoàn toàn bình thường về thể trạng và những lần có vết thương đứt tay – đứt chân trước đó máu đông bình thường. Những vấn đề liên quan đến việc chảy máu, đông máu cũng có thể xử lý một cách nhẹ nhàng.
+ Những lưu ý với phụ nữ
Đối với phụ nữ thì cần lưu ý thêm các vấn đề như có kinh nguyệt, mang thai hoặc đang cho con bú vì liên quan đến chảy máu, ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ. Để an toàn thì chúng ta cần tránh nhổ răng trong những trường hợp này.
Đánh giá trong cuộc nhổ răng
Khi nhổ răng thì cần phải gây tê, sử dụng kìm, bẩy, tay khoan,.. Vì vậy bạn cần phải há miệng tối thiểu để có thể đưa dụng cụ vào một cách an toàn, tránh gây tổn thương môi, má, lưỡi,… Ví dụ nếu bạn đang đau răng khôn khiến hai hàm cứng khít, không thể há lớn do quá đau thì bạn cần phải uống một đơn thuốc để giảm bớt các triệu chứng giúp há miệng bình thường, khi đấy mới có thể tiến hành nhổ răng.
Thông thường thì thời gian cho một cuộc nhổ răng không vượt quá 2h kể cả với răng khó. Thời gian nhổ răng càng lâu thì càng mất máu nhiều hơn, nguy cơ mệt mỏi, sưng đau sau nhổ răng tăng cao hơn.
Trong điều trị nhổ răng nếu có điều kiện thì nên sử dụng máy móc hiện đại hỗ trợ như máy siêu âm Piezotome giúp quá trình nhổ diễn ra nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn, ít sang chấn hơn điều đó đồng nghĩa với việc an toàn hơn cho chính bệnh nhân.
Đánh giá an toàn sau nhổ răng
Sau khi nhổ răng thì chúng ta sẽ theo dõi những vấn đề như: sưng đau, chảy máu và toàn thân. Mức độ sưng đau sau nhổ răng phụ thuộc vào độ khó của chiếc răng vừa nhổ, sang chấn trong quá trình nhổ, ngoài ra còn tùy vào tâm lý và cơ địa của mỗi người. Sưng đau và khó há miệng có thể kéo dài từ 2-3 ngày. Trong vòng 24h đầu thì tại vết nhổ vẫn sẽ tiếp tục rỉ máu, điều đó được xem là hoàn toàn bình thường. Sốt có thể xảy ra ở một vài trường hợp dưới mức độ nhẹ.
Nếu sau khi nhổ răng máu chảy nhiều không cầm, chảy thành dòng, máu tươi, sưng lớn và đau kéo dài không hết hoặc sốt cao thì bạn cần gặp ngay bác sĩ của mình để kiểm tra xử lý để đảm bảo an toàn.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nho-rang-khon-an-toan-khong-dau-voi-may-piezotome-nha-khoa-thuy-anh/
Cách để giúp cuộc nhổ răng diễn ra một cách an toàn, giảm thiểu tối đa nguy cơ
+ Bạn nên đi nhổ răng vào buổi sáng, ăn uống đầy đủ vì sau khi nhổ răng chúng ta thường mất máu và phải cắn gạc để cầm máu nên chúng ta không thể ăn được ngay. Ngoài ra đi vào buổi sáng giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng chảy máu, sưng đau sau nhổ ngay trong ngày. Nếu nhổ răng vào buổi chiều tối thì việc theo dõi khi về khuya là khá khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn nếu không xử lý kịp thời.
+ Tối trước ngày nhổ răng bạn không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,… nghỉ ngơi sớm để có một sức khỏe tốt nhất vào ngày mai.
+ Nếu bạn quá lo sợ thì có thể đeo tai nghe và nghe nhạc trong quá trình nhổ để thư giãn, ngoài ra thì có thể phần nào giảm bớt tiếng cắt của tay khoan, mũi khoan,…
+ Vệ sinh răng miệng, lấy cao răng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng sau nhổ. Sau nhổ răng thì cần kiêng rượu bia, đồ cay nóng, tránh hoạt động mạnh trong vòng 2-3 ngày.
+ Uống thuốc theo đơn và ăn uống đầy đủ chất sau nhổ răng, chườm lạnh ngay ngày đầu sau nhổ và chườm ấm các ngày sau đó giúp giảm sưng đau và nhanh lành thương hơn.
+ Nhổ răng tại nha khoa Thùy Anh: Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, kỹ thuật tốt cùng hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ nhổ răng khôn piezotome, mỗi khách hàng sau khi nhổ răng tại nha khoa Thùy Anh đều có chung cảm nhận là nhẹ nhàng – không đau – an toàn tuyệt đối.
Qua bài viết trên, hi vọng chuyên mục đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một cuộc nhổ răng cũng như có có thêm sự chuẩn bị, tâm lý thoải mái hơn khi đi nhổ những chiếc răng khôn, răng sâu hỏng đang gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh