Sau khi nhổ răng cả tuần vẫn không há được miệng phải làm gì?
Há miệng hạn chế là một tình trạng bệnh lý phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình huống thỉnh thoảng xảy ra là sau nhổ răng khôn, đặc biệt là răng khôn hàm dưới thì bệnh nhân không thể há được miệng, nếu cố gắng chỉ được khoảng 20 – 30 mm. Việc há miệng hạn chế khiến bệnh nhân rất lo lắng, vậy tình trạng này có phải là dấu hiệu của một biến chứng nguy hiểm không? Điều trị há miệng hạn chế sau nhổ răng như thế nào? Bác sĩ Tuấn tới từ nha khoa Thùy Anh sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết sau.
Tình trạng không há được miệng sau khi nhổ răng khôn
Có một số ít trường hợp sau điều trị nha khoa, hay gặp nhất là đi nhổ răng khôn là sau nhổ 1 tuần mà vẫn không thể cử động miệng bình thường, người thì có kèm theo đau – người thì không đau chỉ còn lại duy nhất vấn đề khó cử động miệng.
Bệnh này nếu không điều trị có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp, nẹp cơ mãn tính. Việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng, từ khi phát hiện đến điều trị dưới 3 tháng thì vẫn tiên lượng rất tốt. Chúng tôi từng tiếp nhận điều trị những ca không thể há miệng bình thường sau nhổ răng khôn 3 tháng và vẫn đạt hiệu quả 100%.
Cách phát hiện tình trạng há miệng hạn chế
Bình thường thì biên độ há miệng tối đa là 40 – 60mm, nếu sau điều trị nha khoa độ há miệng chỉ còn lại 35mm thì có vấn đề gọi là há miệng hạn chế.
Bác sĩ sẽ dùng thước đo khoảng cách từ cạnh cắn răng cửa trên dưới nhằm xác định độ mở hàm tối đa. Còn bạn có thể tự mình xác định bằng cách dùng các ngón tay. Mỗi ngón tay có độ rộng trung bình là 17 – 19mm. Như vậy, 2 ngón tay chồng lên nhau có độ rộng 40mm, 3 khoát ngón tay là 54 – 57mm. Nếu bạn đưa được vào miệng 3 khoát ngón tay thì là bình thường và ngược lại.
Xử lý tình trạng này như thế nào?
Khi phát hiện mình có biểu hiện há miệng hạn chế sau điều trị nha khoa, bạn tuyệt đối không tập hay cố gắng banh miệng lớn ngay. Điều cần làm là phải tới hỏi ý kiến nha sĩ, bạn không nên quá lo lắng vì điều trị sớm sẽ cực kỳ đơn giản.
Tại nha khoa Thùy Anh, trong buổi hẹn thăm khám nha sĩ sẽ xác định tình trạng há miệng hạn chế là do đâu và cố gắng giải quyết nguyên nhân.
– Trường hợp sau nhổ răng khôn vẫn còn viêm thì sẽ không tập há vì có thể khiến nhiễm trùng lan tỏa. Nha sĩ sẽ kê cho bạn một toa kháng sinh nhằm làm dịu bớt nhiễm trùng, khuyến cáo chườm ấm vùng má tương ứng vị trí nhổ răng, có thể cân nhắc sử dụng một số thuốc giãn cơ.
– Sau khoảng 2-5 ngày nha sĩ sẽ đánh giá đáp ứng của những liệu pháp này, tình trạng viêm không còn thì sẽ bắt đầu cho bạn tập há với cây banh miệng chuyên dụng.
Hướng dẫn chi tiết các biện pháp thực hiện
Chườm nóng
Bạn có thể sử dụng túi nilon nước nóng và áp vào vùng má, bạn chườm 15-20 phút mỗi giờ, làm liên tục khi thức. Chườm nóng sẽ giúp tăng vận mạch và tưới máu tại chỗ giúp nhanh hồi phục các tổn thương.
Ăn mềm và hạn chế vận động hàm
Nhiều bạn khi phát hiện há miệng không được thì ra sức há thật lớn, hay nghiến thật mạnh sang bên với hy vọng hàm mở dần ra. Thực chất, bạn chỉ nên thực hiện khi không có viêm nhiễm hay loại trừ các vấn đề khớp Thái Dương Hàm như trật đĩa, trật khớp, ngược lại khi có những vấn đề kể trên nếu di động hàm quá mức sẽ khiến tình trạng nặng nề thêm. Bạn cũng được khuyến cáo ăn mềm, ăn lỏng trong thời gian này.
Sử dụng thuốc kháng sinh, giãn cơ
Thuốc giãn cơ hay dùng như diazepam 2,5 – 5mm uống 3 lần mỗi ngày, hoặc các biệt dược của benzodiazepin khác.
Lưu ý:
– Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo lời dặn bác sĩ.
– Đừng quên thông báo cho bác sĩ biết về các tiền sử dị ứng cũng như bệnh toàn thân kèm theo như đau dạ dày, hen suyễn, bệnh lý gan thận…giúp nha sĩ kê đơn thuốc an toàn.
Bước cuối cùng: Tập há ngậm hàm cưỡng bức bằng khí cụ hoặc tự tập bằng các động tác cố gắng của cơ nâng hàm
Bạn có thể tập 5 phút mỗi 3-4h. Để tiện lợi hơn cho bài tập di chuyển hàm sang bên bạn có thể nhai kẹo cao su không đường và tập đưa hàm sang bên từ từ, không cố gắng đi sâu vào vùng đau.
Khí cụ tập hàm là một dụng cụ banh miệng nha sĩ đặt mua giúp bạn hoặc bạn cũng có thể tự chế miễn sao nó giống như cây kéo, bạn kéo tay nắm thì đầu tác động trong miệng cũng kéo hàm ra, và khi khép đầu tay nắm hàm cũng khép lại. Đương nhiên quá trình tập cần đảm bảo dụng cụ sạch sẽ và không gây thêm bất cứ tổn thương nào cho miệng.
Thường với há miệng khó sau nhổ răng khôn chỉ cần từng đó động tác là sẽ điều trị khỏi. Bạn sẽ nhanh chóng ăn nhai được như bình thường. Tuy nhiên một số diễn biến nặng phải chuyển qua kháng sinh đường tiêm, dẫn lưu áp xe thì mới cải thiện. Việc đánh giá có can thiệp mạnh hơn hay không dựa vào đáp ứng của bệnh nhân với những điều trị các bước kể trên sau 1 tuần.
Tình trạng há miệng hạn chế do các nhóm nguyên nhân phức tạp khác
Như trên chúng tôi có nói, há miệng hạn chế do rất nhiều nguyên nhân gây nên như nhiễm trùng, chấn thương, sau một điều trị nha khoa, các vấn đề khớp Thái Dương Hàm, khối u, sử dụng thuốc, sau một xạ trị – hóa trị ung thư… Phác đồ điều trị vì vậy sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân bạn đang gặp phải.
Ví dụ: Tình trạng trật đĩa nha sĩ cần xác định sớm để nắn đĩa càng sớm càng tốt, muộn nhất là sau 2 tuần có biểu hiện bệnh. Hay như há miệng hạn chế do bó cứng cơ thì có thể test bằng cách tiêm tê vào nhóm cơ nghi ngờ và thực hiện các biện pháp giãn cơ phù hợp.
Há miệng hạn chế thể xơ hóa cứng cơ sau điều trị ung thư hiện nay là dạng khó điều trị nhất, thậm chí bạn phải sống chung với tình trạng đó mãi mãi. Vì vậy trước khi bước vào điều trị ung thư đầu mặt bạn nên lên kế hoạch tập luyện hàm cưỡng bức, áp oxygen tăng vận mạch, vật lý trị liệu, không nên để tình trạng tồi tệ rồi mới nghĩ đến cách khắc phục.
Qua những thông tin mà bác sĩ Tuấn cung cấp ở trên, hi vọng sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức bổ ích cũng như hình dung tường minh các bước điều trị tích cực há miệng hạn chế đặc biệt là sau nhổ răng khôn.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh