Hướng bảo tồn răng cửa bị chấn thương hiệu quả

Chấn thương là một điều không ai mong muốn, nhưng hiện nay, việc tham gia giao thông với xe gắn máy hoặc va chạm vật cứng…  thì tình trạng gãy răng cửa không còn hiếm gặp. Răng cửa có vai trò thẩm mỹ quan trọng nên khi răng bị chấn thương, bạn cần có những hướng xử lý kịp thời. 

Các trường hợp chấn thương răng thường gặp

Nhóm thứ 1: Gãy thân răng

Đây là loại chấn thương răng hay gặp nhất, gồm các mức độ từ nhẹ đến nặng dần: 

– Nứt gãy men răng

Xuất hiện những đường nứt trên răng nhưng chưa tách rời từng mảnh hoặc vỡ răng cực ít. Chấn thương nếu chỉ giới hạn ở vùng men răng, không có sự chi phối của thần kinh nên không hề gây đau nhức. Ta không cần xử lý gì, chỉ cần phủ một lớp bonding-resin để ngừa đường rạn bị đổi màu sau này.

Nếu rìa cắn răng cửa trước bị mẻ nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nha sĩ sẽ tiến hành các biện pháp phục hồi như hàn răng, dán sứ veneer hoặc làm chụp bọc để đảm bảo tính thẩm mỹ của vùng răng trước.

– Gãy men và ngà răng chưa lộ tủy

Trường hợp này đường gãy đi qua ngà răng, có thể khiến bạn ê buốt khi ăn uống đồ nóng, lạnh. Nếu đường gãy quá sát tủy, nha sĩ sẽ tiến hành che tủy gián tiếp trước khi phục hồi lại răng. Nghĩaa là thay vì hút mất tủy sống của răng thì nha sĩ sẽ bảo vệ tủy bằng cách sử dụng những vật liệu tương hợp sinh học tốt với tủy như Calci Hydroxyd hay MTA, Bio Dentin để bao phủ quanh vị trí tủy lộ hoặc sát tủy.

Mục đích giúp bảo vệ tủy răng, kích thích tủy răng hình thành lớp ngà thứ phát để ngăn cản vi khuẩn, độc tố vi khuẩn tấn công làm viêm tủy.

– Gãy men và ngà răng đã lộ tủy 

Trường hợp này tủy răng bị lộ ra ngoài môi trường miệng, khiến bạn đau dữ dội. Nếu tủy hở ít, bạn đến phòng nha sớm hơn 12h sau chấn thương để nha sĩ có thể tiến hành che tủy trực tiếp, phục hồi thân răng và theo dõi tủy. Nếu tủy hở nhiều, bạn đến phòng nha muộn thì răng đó cần được điều trị tủy trước khi phục hồi lại hình thể răng. Lấy tủy chính là động tác hút hết mạch máu thần kinh nuôi răng, làm chiếc răng không còn đau hay khó chịu nữa, đây là giải pháp cần thiết khi các nỗ lực cứu răng khác không thể khả thi. 

Nhóm thứ 2: Gãy thân – chân răng

Gãy thân - chân răng

Gãy thân – chân răng tức là đường gãy vát chéo từ trên xuống dưới lợi. Trường hợp này thường kèm theo chảy máu nhiều do tổn thương xương hàm và vùng lợi xung quanh. Cái khó của việc điều trị là quyết định nên nhổ hay giữ răng, hiện nay với sự phát triển của implant, nhổ răng cấy chân mới là một lựa chọn bền vững và thẩm mỹ cao. 

Việc tiên lượng, lên kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc vào độ sâu của đường gãy đối với đường viền lợi.

Nếu đường gãy nằm ngay dưới lợi

Bạn sẽ nhìn thấy thân răng gãy và có phần cụt đến lợi, để giữ lại phần chân này thì nên bọc sứ, và nha sĩ sẽ tiến hành làm cho phần lộ ra trên lợi dài ra. 

Mục đích giúp ngăn chặn các yếu tố nguy cơ tái xâm nhập răng qua đường gãy hay tránh thức ăn, mảng bám bám gây viêm nhiễm. Trường hợp này để đảm bảo thẩm mỹ chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nhân có đường cười thấp (không lộ lợi), hoặc những bệnh nhân lớn tuổi không quá quan trọng thẩm mỹ hoặc khi đường gãy vát về phía trong.

Khi đường gãy nằm quá sâu dưới đường viền lợi 

Trường hợp này rất khó giữ lại, một số hướng xử lý gồm phẫu thuật làm dài, niềng kéo răng và nhổ cấy ghép implant.

– Nếu chân răng còn lại đủ dài để có thể đặt phục hình ở phía trên thì nha sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chỉnh nha kéo chân răng di chuyển dần dần nhô cao khỏi lợi rồi phục hình lại bằng chụp răng sứ. Việc điều trị bao gồm: điều trị tủy, nắn chỉnh làm dài thân răng, làm chụp răng.

– Nếu phần chân răng còn lại ngắn, không còn khả năng phục hồi thì chân răng đó cần được nhổ bỏ. Sau nhổ, ta sẽ tiến hành phục hồi lại răng mất bằng 2 phương pháp là: cắm chân răng nhân tạo Implant hoặc làm cầu răng.

Nhóm thứ 3: Gãy chân răng

Gẫy chân răng, mất răng hoàn toàn

Một số dấu hiệu để nhận biết gãy chân răng đó là:

– Răng lung lay, đau khi gõ, có chảy máu ở rãnh lợi.

– Trên phim XQ thấy đường gãy ngang qua chân răng. Tiên lượng sẽ phụ thuộc vào vị trí của đường gãy: 

+ Nếu đường gãy ở ⅓ chóp: Theo dõi tủy, nếu răng chết tủy thì cần điều trị tủy, răng nếu lung lay thì cần nắn chỉnh về đúng vị trí rồi cố định lại.

+ Nếu đường gãy ở ⅓ cổ: tiên lượng và điều trị sẽ giống như trường hợp gãy thân- chân răng ở ⅓ trên. Ngày nay thường sẽ được chỉ định nhổ luôn. 

+ Nếu đường gãy ở ⅓ giữa: nếu thiên về phía chóp điều trị như gãy ⅓ chóp, nếu thiên về phía cổ thì tiên lượng kém, khả năng nhổ cao.

Nhiều người thì lầm tưởng, trường hợp răng chấn thương, khi chụp phim lên thấy đường gãy ngang, thì nghĩa là chiếc răng đó đã bị hỏng, cần điều trị tủy. Thực ra thì điều đó không đúng, mô răng có 1 khả năng rất kỳ lạ. Phần thân răng mọc ra khỏi khoang miệng không có khả năng tự phục hồi, nhưng phần chân lại có thể tự liền lại với các kiểu hồi phục xơ hóa khác nhau. Vì vậy nha sĩ luôn ưu tiên cố định răng và theo dõi đường gãy chân răng, chưa hút tủy vội. Chờ đến khoảng 1 năm nếu có bất cứ dấu hiệu hoại tử tủy nào mới lấy tủy là đặt thuốc cứu chiếc răng. Nói chung gãy chân răng nếu ở giữa hay phía dưới sâu thì ưu tiên theo dõi sự phục hồi trở lại của tủy.

Đối với răng bị rơi ra khỏi huyệt ổ răng thì ta cần xử lý như thế nào?

Răng bị rơi ra khỏi ổ huyệt răng

Xử trí ngay tại nơi bị chấn thương

– Răng rơi ra khỏi ổ răng, còn nằm trong miệng thì ngay lập tức ấn lại vào huyệt ổ răng và giữ chặt 5 phút sau đó đến nha sĩ gần nhất.

– Nếu răng bị rơi ra khỏi miệng, khi đó nhặt ngay răng rửa sạch bằng nước muối sinh lý (tối đa 10s), sau đó cắm ngay trở lại vào huyệt ổ răng giữ chặt đó và đến ngay nha sĩ gần nhất.

Nếu không tự cắm được lại vào ổ răng hãy bảo quản răng của bạn bằng sữa tươi, nước muối sinh lý, hoặc nước bọt (ngậm trong miệng ở ngách hành lang má), rồi đến ngay nha sĩ gần nhất. Đối với trẻ nhỏ thì không nên để trẻ ngậm răng trong miệng mà nhả răng ra để vào môi trường bảo quản thích hợp.

Tại nơi điều trị nha khoa 

Lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của dây chằng quanh răng, đánh giá dựa vào môi trường bảo quản và thời gian răng ở bên ngoài miệng, thời gian càng ngắn thì khả năng hồi phục càng cao, ngoài ra, còn liên quan đến sự trưởng thành của chân răng (răng đã đóng chóp hay chưa)

Nha sĩ sẽ xử lý làm sạch răng, bơm rửa huyệt ổ răng bằng nước muối sinh lý và cấy ghép lại răng, giữ như vậy 5 phút. Sau đó sẽ cố định răng đó vào răng bên cạnh bằng nẹp.

Bạn có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau và nước súc miệng. Nên tiêm phòng uốn ván nếu răng rơi vào nơi bẩn.

Theo dõi sau điều trị

– Điều trị tiếp theo bao gồm: điều trị tủy răng do các mạch máu và thần kinh đi vào tủy đã bị đứt..

– Tháo nẹp cố định răng sau khi răng lành thương vững ổn.

Một số lưu ý khi bị chấn thương răng

– Bệnh nhân cần tuân thủ các lần hẹn theo dõi sau 1 tuần, 6-8 tuần và chăm sóc tại nhà để đảm bảo sự lành thương sau chấn thương.

– Tránh tham gia những môn thể thao đối kháng.

– Ăn uống thực phẩm mềm cho đến 2 tuần. Sau đó ăn uống lại bình thường.

– Chải răng bằng loại bàn chải mềm sau mỗi bữa ăn.

– Sử dụng nước súc miệng Chlorhexidine (0.1%) mỗi ngày 2 lần, trong 1 tuần.

Trên đây là những chia sẻ của tôi bác sĩ Tuấn đến từ nha khoa Thùy Anh về tình trạng chấn thương răng. Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn là nếu chẳng may gặp chấn thương vấn đề liên quan đến răng miệng, hãy cố gắng đến địa chỉ nha khoa gần nhất có thể, đồng thời hãy gọi điện cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

4 thoughts on “Hướng bảo tồn răng cửa bị chấn thương hiệu quả

  1. Hương says:

    Bs cho em hỏi em răng cửa của em do tại nạn nên bị lung lay . Mà đã một năm rồi mà vẫn còn lung . Vậy răng đó có giữ lại hay phải nhổ đi.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào Hương, răng được chứa đựng ở xương ổ răng và được giữ cứng chắc nhờ một hệ thống phức tạp gọi là hệ thống dây chằng nha chu. Khi răng bị va đập mạnh, răng (bao gồm thân răng và chân răng) có thể bị tổn thương gãy, vỡ; hoặc tổn thương xương ổ răng; tổn thương dây chằng nha chu làm cho răng lung lay.
      Trường hợp của em, trước hết cần phải cần chụp phim x-quang để kiểm tra tình trạng chân răng và xương ổ răng cũng như hệ thống nha chu để xác định tình trạng tổn thương ở mức độ nào? có tự hồi phục được hay không? Trong trường hợp răng lung lay nhiều, xương ổ răng bị tổn thương nhiều thì răng sẽ không được giữ lại mà sẽ phải nhổ bỏ để tránh tình trạng tổn thương lây lan sang các mô khác em ạ
      Để được tư vấn cụ thể hơn, em có thể nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/thuyanhclinic hoặc liên hệ qua số hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318 để được hỗ trợ nhé

      • Nguyễn Thị Trang says:

        E va phải bé 11 tuổi , bé đã gãy 1 chiếc răng và 2 hàm lung lay ạ (hiện tại đang nẹp niềng ) bé đã ăn đc cơm , trong trường hợp này thì sẽ ntn ạ

  2. Trinh says:

    Trong quá trình niềng răng chẳng may e bị chấn thương do tai nạn giao thông và răng cửa đã bị rời khỏi ổ răng. Thâng 4 e có gắn minivist để kéo hàm nhưng bác sĩ nói sợ e bị cứng xương hàm rồi nên răng nó k di chuyển. Vậy cho e hỏi cách xử lý vấn đề của e như nào ạ. Liệu có noeengf thàng công k ạ. E cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background