Mòn cổ răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả
Mòn cổ răng là gì? Triệu chứng nhận biết như thế nào, nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng mòn cổ răng ra sao. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của nha khoa Thùy Anh.
Mòn cổ răng là gì?
Mòn cổ răng là những tổn thương tổ chức cứng của răng, không do sâu. Đặc trưng bởi sự mất chất khu trú ở khu vực cổ răng, mặt ngoài, sát với lợi. Hình thái mất chất dạng vát, lõm chữ V như quyển sách mở. Hay gặp ở các răng hàm nhỏ, răng số 6 và vùng răng cửa.
Mòn cổ răng có thể là mặt lõm mất chất vùng men răng, nặng hơn có thể đến ngà và phá hủy tủy gây ê buốt nhiều khi ăn nóng lạnh cũng như viêm tủy và mất răng. Thường thì mòn cổ răng gặp ở cả nam lẫn nữ, tuổi càng cao thì tỷ lệ bắt gặp mòn cổ càng cao.
Triệu chứng mòn cổ răng
– Ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh
– Nặng hơn khi tiến triển đến tủy, các bạn sẽ bị đau dai dẳng, đau lan lên đầu, rất khó chịu.
– Khi không điều trị kịp thời, chiếc răng sẽ bị mất chất trầm trọng và có thể gãy ngang cổ răng, phải nhổ bỏ.
Nguyên nhân nào gây hiện tượng mòn cổ răng?
Một số nhóm nguyên nhân chính gây mòn cổ răng gồm:
– Do thiểu sản men răng, nhiều trường hợp bẩm sinh các bạn có men răng thiểu sản, chưa khoáng hóa hoàn toàn hoặc mất nâng đỡ của khung cấu trúc bên dưới, càng ngày vị trí thiểu sản càng bị mất chất. Đặc trưng của dạng tổn thương này là các vết mất men mủn như phấn.
– Do thói quen chải răng ngang, lực mạnh, kết hợp với chất mài mòn trong kem đánh răng: Chất mài mòn trong kem đánh răng có thể là nguyên nhân gây ra mòn cổ răng. Cổ răng vùng răng 4,5,6 là vùng chuyển, thuận tay nên các bạn thường chải với lực rất mạnh. Bạn cũng nên chọn các loại bàn chải có lông mềm.
– Các sang chấn cơ học, bệnh viêm quanh răng cũng có thể gây tụt lợi và lộ lớp cement chân răng, lớp này độ cứng thấp vì vậy dễ bị mòn do những tác động bên ngoài.
– Do không có hướng dẫn răng nanh
Bình thường răng hàm của các bạn chỉ chạm nhau khi đóng sập 2 hàm lại, còn khi nghiến sang bên, răng hàm phải không được chạm. Thay vào đó là chỉ chạm vào răng nanh mà thôi. Đây là hướng dẫn hàm lý tưởng. Răng hàm nếu chạm khi nghiến thì lực cọ sát lên các răng này sẽ rất lớn vì cơ nhai hoạt động cực mạnh. Nếu chỉ chạm răng nanh thì lực co cơ khi siết sang bên sẽ nhẹ , sinh lý hơn rất nhiều.
Trường hợp bạn nghiến sang bên chạm vào răng hàm nhỏ và các răng hàm lớn, thì các răng này dễ bị xoắn vặn, gây mất men răng vùng cổ, kết hợp với các thói quen chải răng ngang mạnh, bàn chải cứng và kem đánh răng làm tổn thương mòn răng tiến triển nhanh hơn.
– Do tật nghiến răng: Khi nghiến răng các răng của bạn dễ bị mòn, ê buốt không chỉ vùng cổ mà cả vùng mặt nhai. Ngoài ra còn có thể kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác như đau cổ, đau vai gáy, mỏi hàm…
– Do sử dụng nhiều thực phẩm có tính acid hoặc hóa chất.
Cách điều trị dứt điểm tình trạng mòn cổ răng
Tùy vào nguyên nhân và mức độ của tổn thương sẽ có các phương pháp điều trị mòn cổ răng khác nhau:
Điều trị dự phòng
-Bạn cần được nha sĩ tư vấn về cách chải răng đúng cách, chải dọc hoặc xoay tròn không chải ngang, dùng chỉ nha khoa, dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có độ mài mòn thấp.
– Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều acid có gas gây mòn răng.
Điều trị bệnh lý
– Nếu tổn thương còn nông, chưa vào đến tủy bác sĩ có thể chỉ cầm trám vùng mòn lại là được. Với những tổn thương đã lan đến tủy, bác sĩ cần điều trị tủy, và bọc răng sứ để đảm bảo chiếc răng duy trì lâu dài trên cung hàm.
– Trường hợp mòn cổ răng có kết hợp tụt lợi lộ lớp cement chân răng, bác sĩ có thể sẽ phải ghép mô liên kết để che phủ vùng chân răng bị lộ, và xóa tổn thương mòn cổ răng
– Trường hợp mòn cổ răng kết hợp không có khớp cắn chức năng tức là mất hướng dẫn răng nanh, bác sĩ sẽ đắp tạo hướng dẫn răng nanh để bảo vệ mối hàn
– Với những trường hợp có nghiến răng, nha sĩ có thể sẽ phải làm máng nhai cho bạn đeo ban đêm nhằm chống lại những biến chứng của việc nghiến và cọ 2 hàm với lực mạnh liên tục lên nhau.
Hàn cổ răng là thế nào, có được lâu không, tại sao tôi hay bị bong?
Hàn cổ răng cực kỳ nhẹ nhàng, không cần phải gây tê, bạn không hề đau khi thực hiện điều trị, đây là giải pháp thường xuyên sử dụng nhất trong điều trị. Hàn cổ răng có chi phí thấp (200k – 500k), bền vững và vô cùng hiệu quả.
Thường thì nha sĩ sẽ sử dụng composite là 1 loại nhựa nha khoa để hàn vào vị trí mất chất. Mối hàn sẽ được làm đông cứng ngay tại chỗ và bệnh nhân có thể ăn nhai được tức thì.
Việc hàn 1 cổ răng sẽ diễn ra trong khoảng 5-10 phút, tùy vào yêu cầu và kỹ năng của mỗi nha sĩ. Việc hàn cổ chỉ cần 1 buổi hẹn và rất an toàn.
Hàn cổ răng mặc dù cực kỳ an toàn và có thể tiên lượng được tuy nhiên trong nhiều trường hợp cũng có thể bị bong, lúc đó bạn cần đến nha sĩ để xác định nguyên nhân và được hàn bảo hành lại. Có nhiều nguyên nhân gây bong mối hàn như:
+ Do kỹ thuật hàn chưa đảm bảo
+ Do bệnh nhân vẫn giữ thói quen chải răng ngang, mạnh gây mài mòn miếng hàn nhanh chóng.
+ Do không phục hồi lại chức năng chạm sang bên khi nghiến của răng nanh
+ Bệnh nhân nghiến răng
Phương pháp ghép lợi điều trị mòn cổ, tụt lợi
Các trường hợp mòn cổ răng thường kết hợp với tụt lợi, một số vị trí thẩm mỹ, cần ghép lợi trở lại để khôi phục chức năng và thẩm mỹ. Lúc đó nha sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lợi. Các phương pháp thường được chỉ định:
– Kéo lợi cao lên để che phủ chân răng
– Ghép mô lợi (lấy lợi từ vùng khác ghép vào vị trí bị mòn)
Điều trị ghép lợi chỉ thực sự cần khi bạn có yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ khi vị trí mòn bị tụt lợi, và tình trạng ê buốt kéo dài do lộ lớp cement mà hàn răng không thể khắc phục hết.
Tại sao bị mòn ở răng hàm, lại phải đắp thêm vào vùng răng nanh?
Đây là một câu hỏi phức tạp, vì liên quan đến các kiến thức rất sâu về khớp nhai. Một hàm răng lành mạnh sẽ hoạt động theo nguyên tắc khớp cắn bảo vệ lẫn nhau:
+ Khi cắn siết mạnh, tất cả các răng đều chạm và răng hàm chạm nặng hơn răng cửa tí xíu.
+ Khi hàm dưới nghiến sang bên thì chỉ chạm ở răng nanh (hướng dẫn răng nanh), còn răng hàm phải không được chạm. Nếu bạn bị chạm răng hàm khi nghiến sang bên, thì lúc đó các cơ nhai sẽ co rất mạnh khiến răng hàm của bạn bị xoắn vặn. Lúc này mối hàn cổ sẽ bị bong.
Vì vậy, việc tái tạo hướng dẫn cho các răng nanh của bạn là vô cùng quan trọng.
Làm máng nhai là thế nào, chỉ làm máng nhai mà không hàn được không?
Điều trị mòn cổ răng cần hàn để giải quyết triệu chứng, ngoài ra cần dự phòng tránh bị bong hoặc mòn trở lại.
Khi bạn có nghiến răng không chỉ phá hủy cấu trúc răng mà còn gây ra rất nhiều các triệu chứng trầm trọng khác như đau đầu, hỏng khớp nhai, đau vai gáy…
Việc ngậm máng nhai để bảo vệ mô răng khi ngủ là rất quan trọng.
Như vậy bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cho tình trạng mòn cổ răng và các cách điều trị. Mòn cổ răng rất hay gặp, gây ra mất chất và yếu răng, tuy nhiên cách thức điều trị lại rất đơn giản. Hãy tới nha khoa Thùy Anh để được thăm khám tỷ mỉ, nhận những lời khuyên chuẩn xác nhất.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh