Nên nhổ răng sâu khi nào và thực hiện thế nào cho an toàn? Bác sĩ Huy
Răng sâu là một trong những bệnh lý răng miệng hiện đang rất phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, đối với những chiếc răng sâu không thể khắc phục được bằng những biện pháp phục hình thông thường sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Huy – trực thuộc chuyên khoa phục hình và phẫu thuật trong miệng Nha Khoa Thùy Anh sẽ giải đáp cho các bạn về vấn đề nhổ răng sâu khi nào và thực hiện thế nào cho an toàn?
Răng sâu là gì?
Là tình trạng răng bị đục lỗ, mất chất chuyển sang màu nâu đen do vi khuẩn gây ra. Tình trạng này diễn ra lâu ngày, lỗ sâu tiến triển không được hồi phục sẽ dẫn đến hình thành những lỗ sâu lớn, vỡ mất nhiều tổ chức răng, viêm nhiễm, đau buốt và phải nhổ bỏ.
Nên nhổ răng sâu khi nào?
– Răng sâu bị viêm quá nặng tới tủy phá hủy chân và vùng xương quanh răng mà việc chữa trị tiên lượng không thể phục hồi hoàn toàn.
– Sâu răng gãy cụt thân và chân, sâu răng kèm theo tụt lợi, viêm nha chu…
– Sâu răng khôn (răng 8) kèm theo tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
– Sâu răng kèm theo bệnh lý khác làm răng lung lay không thể thực hiện được chức năng ăn nhai.
Sâu răng thường được chữa khỏi bằng các phương pháp hàn trám, điều trị tủy. Tuy nhiên, nếu bạn để tình trạng sâu răng diễn ra quá lâu, viêm nhiễm sẽ lây lan và phá hủy rộng hoặc bản thân chiếc răng có giải phẫu vô cùng đặc biệt cản trở bác sĩ tiếp cận vào bên trong gây khó khăn trong việc điều trị giữ lại chân răng thật.
Ca giữ răng ngoạn mục tại nha khoa Thùy Anh:
Quy trình nhổ răng sâu chuẩn Y khoa, an toàn, hiệu quả
Bước 1: Thăm khám, chụp phim X-quang và tư vấn
Việc thăm khám và chụp phim giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ tổn thương và nhận định độ khó của răng sâu trước khi nhổ.
Đặc biệt lưu ý:
– Bạn nên cung cấp một số thông tin liên quan đến tiền sử bệnh như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, máu khó đông… Để bác sĩ có thể nắm bắt và có thể chỉ định xét nghiệm bổ sung trước nhổ.
– Không nên nhổ răng sau 17h vì lúc này chỉ số sinh tồn bệnh nhân xuống thấp, sẽ khiến cho bênh nhận cảm nhận cơn đau rõ hơn hay bất thường như chảy máu thì bác sĩ sẽ khó kiểm soát.
– Việc đo lường sự vững ổn tâm lý bệnh nhân cũng rất quan trọng, nhiều bệnh nhân mới nghĩ đến nhổ răng chưa làm gì thì nhịp tim đã tăng lên, người tím tái vì sợ hãi.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng trước khi nhổ răng
Vệ sinh miệng trước khi nhổ răng là rất cần thiết giúp hạn chế được việc nhiễm khuẩn. Bác sĩ sẽ kiểm tra và loại bỏ cao răng, mảng bám ở những vị trí gần khu vực nhổ răng.
Việc vệ sinh răng miệng nên làm trước nhổ lẫn duy trì chăm sóc sau nhổ. Sau nhổ răng bạn vẫn có thể chải răng bình thường, nhưng thực hiện nhẹ nhàng đặc biệt vùng có vết thương, nên súc miệng bổ sung nước sát khuẩn như chlorhexidine.
Bước 3: Tiến hành sát khuẩn và gây tê
Tuy nhổ răng sâu chỉ là tiểu phẫu nhưng gây tê là điều bắt buộc. Các nghiên cứu mới nhận thấy nếu trong quá trình nhổ bác sĩ gây tê đủ liều lượng, bệnh nhân không có cảm giác đau đớn thì sự lành thương sẽ diễn ra nhanh hơn, đặc biệt an toàn hơn với các nhánh thần kinh cảm giác vùng mặt.
Trong trường hợp gây tê không tốt, vẫn còn cảm giác đau thì dấu hiệu tê bì hậu phẫu, đau dai dẳng, biến chứng tăng lên đáng kể.
Bước 4: Thực hiện nhổ răng
Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ trong nha khoa đã được vô trùng cẩn thận và tiến hành nhổ răng. Việc nhổ một chiếc răng không nên sử dụng lực quá mạnh, phần lớn tất cả các chiếc răng đều có thể nhổ ra dễ dàng nếu chúng ta giải phóng hết điểm kẹt cho nó. Bác sĩ có thể lựa chọn cắt thân, chia chân, mở một ít xương… Bằng cách chia để trị chiếc răng sẽ lấy ra từng phần an toàn, chuẩn xác.
Mặt khác, nếu tình trạng răng sâu của bạn phức tạp, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thêm dịch vụ nâng cao như rung siêu âm piezotome, huyết tương giàu tiểu cầu PRF để phục vụ quá trình nhổ răng diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, khi bác sĩ dùng kìm, bẩy nếu trượt bẩy sẽ rất nguy hiểm cho vùng hầu họng, ngay cả động tác dùng dao, rạch bóc tách không khéo léo cũng dễ cắt vào dây lưỡi…bạn nên ra dấu để nhắc bác sĩ của mình thực hiện thao tác nhẹ nhàng hơn.
Bước 5: Làm sạch, khâu đóng vết thương
Kết thúc quá trình nhổ răng sâu, bác sĩ sẽ làm sạch vết thương sau đó tiến hành khâu vết thương bằng chỉ nha khoa. Bạn cần cắn gạc cầm máu và lưu lại nha khoa 30 phút để theo dõi.
Nhiều trường hợp sau nhổ răng bác sĩ khâu đóng vết thương không tốt dẫn tới chảy máu kéo dài, nguy hiểm cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, lại có những trường hợp khâu đóng quá chặt, co kéo vết thương gây hoại tử cục bộ vùng lợi.
Trên thực tế khâu kín vết thương hỗ trợ tốt hơn trong việc cầm máu cũng như tránh thức ăn rơi lọt xuống huyệt ổ răng, tuy nhiên cần thao tác nhẹ nhàng, giảm căng vạt, tránh khâu quá chặt, như vậy độ an toàn sẽ cao hơn nhiều.
Bước 6: Kê đơn và hướng dẫn bệnh nhân sau nhổ răng
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phòng ngừa được các nguy cơ nhiễm trùng lẫn phù nề, đau hậu phẫu. Bên cạnh đó sẽ nhắc nhở, cũng như đưa ra những lời khuyên chăm sóc sau nhổ về chế độ ăn, chế độ vệ sinh, theo dõi và tái khám cùng bác sĩ.
Với những case nhổ răng sâu dễ dàng, bệnh nhân có thể trạng khỏe, điều kiện vệ sinh răng miệng tốt thì có thể cân nhắc không kê đơn thuốc.
Nhổ răng sâu là một thủ thuật thường quy, không quá phức tạp và quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, việc nhổ răng sâu cũng không thể chủ quan, đặc biệt với những trường hợp nhổ răng có cấu trúc giải phẫu bất thường phức tạp, răng đã điều trị nhiều lần hoặc những trường hợp bệnh nhân có bệnh lý toàn thân kèm theo. Do đó, khi nhổ răng bạn cần tìm một địa chỉ nha khoa uy tí, với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/bang-gia-nho-rang-sau-chuan-cho-tung-truong-hop/
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh