Răng số 6 bị sâu có nên nhổ không?
Răng số 6 là răng hàm lớn trên cung hàm, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hàm răng của trẻ và nhai nghiền thức ăn. Răng số 6 mọc trên cung hàm của trẻ từ rất sớm, khoảng độ 6-7 tuổi. Vị trí của răng 6 nằm gần trong cùng của cung hàm, lại là răng chịu lực ăn nhai chính nên thức ăn thường hay giắt vào răng và khó vệ sinh, dẫn tới tình trạng răng số 6 hay bị sâu viêm.
Khi răng 6 bị sâu, có rất nhiều bạn thắc mắc liệu có nên nhổ bỏ không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ở bài viết này nhé!
Dấu hiệu nhận biết răng số 6 bị sâu?
Có rất nhiều biểu hiện của sâu răng tuỳ vào mức độ và vị trí sâu răng:
– Tại vị trí sâu có thể xuất hiện các chấm đen mà mắt thường cũng có thể nhìn thấy. Sau 1 thời gian, chấm đen dần lan ra và hình thành các lỗ sâu răng lớn.
– Bề mặt răng có màu nâu ngả màu do tình trạng sâu răng đã lan tới tuỷ và làm tổn thương tuỷ răng
– Dù bạn có chải răng sạch tới mức nào nhưng tình trạng hôi miệng vẫn xuất hiện
– Răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh
– Đau nhức khi ăn nhai
Có nên nhổ răng số 6 bị sâu không?
Răng số 6 còn có tên gọi khác là răng cấm. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì chiếc răng này thực hiện chức năng rất quan trọng của hàm răng và cấm nhổ bỏ bởi nó chịu lực ăn nhai chính. Mọi khả năng nhai nghiền thức ăn đều phụ thuộc chủ yếu vào chiếc răng này.
Nếu bị mất răng số 6, việc ăn uống của bạn sẽ trở nên khó khăn rất nhiều. Bên cạnh đó, đối với trẻ em răng số 6 còn là điểm tựa cho các răng khác mọc lên được đều và thẳng hàng hơn. Chính vì vậy khi răng số 6 bị sâu, nha sĩ sẽ cố gắng cứu chữa và bảo tồn cho bạn bằng nhiều cách khác nhau. Trừ trường hợp bất đắc dĩ như răng số 6 bị sâu và tổn thương nặng nề, lỗ sâu lớn, ăn vào tuỷ và ảnh hưởng tới các mô quanh răng thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để bảo vệ các răng khác trên cung hàm.
Cách điều trị khi răng số 6 bị sâu
Tuỳ vào mức độ sâu mà bác sĩ sẽ có những cách xử lý khác nhau:
– Ở mức độ nhẹ, các đốm sâu răng xuất hiện với kích thước nhỏ trên thân và bề mặt răng. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành trám răng hoặc bọc sứ để khôi phục lại chức năng của răng. Trám răng và bọc sứ là hai phương pháp giúp bảo tồn được mô răng một cách tối đa, đảm bảo chức năng ăn nhai và giúp giảm thiểu thời gian cũng như chi phí cho người bệnh.
– Trường hợp răng số 6 bị sâu viêm tới tuỷ, trong đó phần mô răng vẫn còn nhiều và đảm bảo đủ điều kiện thì nha sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy nhằm làm sạch tủy viêm, sau đó thực hiện bọc sứ để bảo vệ chiếc răng này.
– Tuy nhiên nếu răng số 6 viêm tuỷ để lâu và không có sự can thiệp điều trị sớm làm cho tình trạng sâu răng tiến triển nặng, có thể gây nhiễm trùng lan rộng, hình thành các ổ viêm ở chân răng (viêm cuống răng). Viêm cuống răng nếu không điều trị sớm có thể khiến răng trở nên yếu đi và gây hoại tử tủy, dẫn tới mất răng. Trong trường hợp này thì việc nhổ bỏ răng số 6 là không thể tránh khỏi.
Các cách khôi phục lại răng số 6 khi bị mất
– Làm cầu răng sứ
Để thực hiện phương pháp này, 2 răng bên cạnh răng số 6 bị mất yêu cầu phải chắc khỏe để bác sĩ có thể mài làm trụ cầu. Cầu răng sứ sẽ được lắp lên trên 2 trụ cầu này giúp phục hình răng ở giữa bị mất giúp đảm bảo chức năng ăn nhai.
Tuy nhiên phương pháp này sẽ có nhược điểm đó là không hạn chế được quá trình tiêu xương hàm khiến cho cấu trúc của xương hàm bị thay đổi và khớp cắn bị sai lệch, làm cho trụ cầu trở nên yếu đi. Khi ấy độ bền của cầu răng sứ sẽ chỉ duy trì được 5-7 năm.
– Trồng răng implant
Với phương pháp này thì việc phục hình răng số 6 sẽ trở nên độc lập, không cần can thiệp tới những chiếc răng thật ở bên cạnh. Trong đó trụ implant sẽ được cấy xuống phía dưới xương hàm thay thế cho chân răng thật bị mất, chụp sứ thay thế cho thân răng sẽ được kết nối với implant bằng hình thức bắt vít cố định. Răng implant đem lại khả năng chịu lực cao giúp nghiền nát thức ăn giống hệt như răng thật.
Trồng răng implant được coi là giải pháp lý tưởng để khôi phục lại các răng bị mất bởi nó hạn chế được quá trình tiêu xương, tuổi thọ của implant cũng kéo dài trong khoảng 30-40 năm, thậm chí là lâu hơn nếu như bạn chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt.
Nếu như răng số 6 của bạn đang bị sâu, bạn không biết răng này có thể giữ lại được không hay phải nhổ bỏ thì nên đi thăm khám để nha sĩ có thể đánh giá được chính xác tình trạng răng 6 bị sâu của bạn và đưa ra hướng điều trị cụ thể nhé!
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm… Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318 Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanhNHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM