Bệnh lý mòn cổ răng: Những thông tin quan trọng cần nắm rõ

Mòn cổ răng là bệnh rất phổ biến không chỉ gây ra phiền toái khó chịu mà còn khiến nụ cười trở nên kém thẩm mỹ. Bệnh này có tỷ lệ cao hay gặp ở người trưởng thành và người lớn tuổi. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay thức ăn có hàm lượng acids cao được tiêu thụ nhiều, ngoài ra ở người cao tuổi thường sử dụng một số thuốc toàn thân gây tác dụng phụ như khô miệng, dẫn tới vi khuẩn tăng lên và tăng nồng độ acids trong miệng, ảnh hưởng tới chất lượng men răng gây dễ mòn răng.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mòn cổ răng

Tổn thương mòn cổ răng cả hàm trên và hàm dưới, răng tụt lợi nhiều. Các răng mòn đối diện nguy cơ bị ê buốt, gãy ngang khi ăn nhai.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Mòn cổ răng là tình trạng tổn thương răng miệng không do sâu răng mà do răng bị mất đi mô cứng ở vị trí gần đường lợi, có dạng vát chữ V hoặc hình chêm, thông thường ở mặt ngoài của các răng số 4,5,6 và nhóm răng cửa. Các nguyên dẫn đến hiện tượng mòn cổ răng bao gồm: 

+ Thói quen chải răng không đúng cách

Nhiều người hay có thói quen chải ngang, chà mạnh, và lựa chọn bàn chải cứng vì nghĩ rằng càng cứng càng sạch. Nhưng điều đó không đúng khoa học, bạn cần phải lựa chọn cho mình bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp để đưa đến tận chiếc răng trong cùng và đặc biệt là thay đổi kỹ thuật chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn tránh bị mài mòn, ngoài ra lựa chọn kem đánh răng cũng quan trọng. 

+ Do sang chấn khớp cắn

Sang chấn khớp cắn làm lực nhai quá mức truyền đến vùng cổ răng dưới dạng lực uốn. Bình thường khi cắn chặt 2 hàm thì tất cả các răng 2 hàm đều chạm nhau, nhưng khi bạn đưa hàm dưới sang một bên thì chỉ có răng nanh trên và dưới chạm nhau còn những răng khác thì không. Bạn hãy thử đưa hàm dưới sang một bên mà các răng hàm của bạn vẫn chạm nhau thì bạn đang có một khớp cắn không tốt, đây gọi là hướng dẫn nhóm khi đưa hàm sang bên, khi đó quá trình ăn nhai răng hàm sẽ chịu lực rất lớn của các cơ nhai, những lực uốn này xảy ra lặp đi lặp lại phá vỡ các trụ men vùng cổ là nơi mỏng nhất của chiếc răng. Nghiến răng cũng là một thói quen xấu có hại đến khớp cắn vì lực nghiến lớn hơn 10 lần so với lực ăn nhai.

Các nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa mòn cổ răng với chân răng cứng chắc và mô nha chu nâng đỡ quanh răng. Khi răng đã bị lung lay, lực nhai sẽ ít tác động lên vùng cổ răng mà tập trung chủ yếu vào mô nâng đỡ bên dưới.

+ Chế độ ăn uống

Chế độ ăn chứa acid trong thực phẩm cũng gây bào mòn men răng, do các acids lấy đi canxi – một chất vô cơ quan trọng ở trên bề mặt men răng , tiếp theo là các lớp mềm hơn ở ngà răng và nặng hơn sẽ gây ảnh hưởng tới tủy răng. 

+ Các dạng bệnh lý và di truyền

Các dạng bệnh lý và di truyền răng như thiểu sản men răng bẩm sinh, thiếu hụt canxi hay trào ngược dạ dày cũng dẫn tới bào mòn men răng góp phần làm mòn cổ răng.

+ Không lấy cao răng định kỳ

Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mòn cổ răng. Cao răng tích tụ ngày càng nhiều theo thời gian làm phần nướu răng tụt khỏi chân răng đi xuống, lộ lớp cement và ngà chân răng. Đây là những cấu trúc mềm hơn so với men ở thân răng nên rất dễ bị mài mòn bởi acid có trong nước bọt và thức ăn khi ăn uống sinh hoạt hằng ngày. Do đó, bạn hãy đến với nha khoa 6 tháng một lần để được chăm sóc răng miệng định kỳ nhé.

Triệu chứng mòn cổ răng cần lưu ý

Xuất hiện các rãnh nhỏ ở răng, bị ê buốt răng nhiều hơn khi dùng tăm hay vật nhọn chọc vào các rãnh khấc. Khi bệnh nhân tới phòng khám yêu cầu nha sĩ can thiệp thì triệu chứng đã nặng hơn rồi như là ê buốt, đau, tạo mủ  thậm chí là đứt gãy ngang thân răng.

Bạn có thể ê buốt răng khi ăn hay uống nước nóng lạnh, hoặc  khi chải răng hay thít gió, từ mức độ nhẹ tới nặng, những cơn ê buốt có thể lan lên đầu, thái dương rất khó chịu khiến bạn không còn dám ăn những món ăn yêu thích. 

Những cơn đau do mòn cổ răng đã ảnh hưởng tới tủy răng, nếu bạn để răng với tình trạng mòn lâu dài mà không điều trị gì cả thì cơn đau của tủy răng chỉ là điều sớm muộn mà thôi. 

Phương pháp điều trị mòn cổ răng 

Mòn cổ răng nếu không được điều trị sẽ gây nhiều phiền toái và khó chịu. Việc điều trị mòn cổ răng phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương của chiếc răng . Do đó, bạn cần đến sớm với cơ sở nha khoa để chẩn đoán giai đoạn và xử trí kịp thời nhé. 

Mòn cổ răng ở mức độ nhẹ

Ở giai đoạn này răng chưa bị ảnh hưởng tới tủy, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng hàn răng. Phương pháp này đơn giản, không mất nhiều thời gian (khoảng 15-30p) mà chi phí lại thấp, mọi người đều có thể chi trả được. Hơn nữa, mối hàn vẫn có thể tồn tại lâu dài. Nếu như bạn bị bong sút thì hãy quay lại phòng khám để xác định lại nguyên nhân và để được bảo hành nhé. 

Mòn cổ răng ở mức độ nặng

Ở giai đoạn này, mòn cổ răng đã ăn sâu vào tủy răng, nha sĩ sẽ phải điều trị nội nha trước cho bạn rồi mới phục hồi lại thân răng bên trên bằng cách bọc răng sứ. Lúc này thời gian điều trị sẽ mất nhiều hơn, có thể vài ngày tới 1 – 2 tuần tùy từng bệnh nhân và từng trường hợp cụ thể. 

Khi bạn có vấn đề về khớp cắn, tức là răng  của bạn đang có một khớp cắn hướng dẫn nhóm thì nha sĩ sẽ đưa nó về hướng dẫn chức năng răng nanh để các răng hàm sẽ không bị lực xoắn vặn tập trung vào cổ răng dẫn tới bong mối hàn sau một thời gian ngắn. Bằng cách không chỉ hàn hoặc bọc những chiếc răng bị mòn cổ mà còn hàn hoặc bọc thêm cả chiếc răng nanh để tạo được hướng dẫn chức năng này. 

Các trường hợp mòn cổ răng gây tụt lợi mất thẩm mỹ thì nha sĩ có thể chỉ định ghép mô lợi để tái tạo lại chức năng và thẩm mỹ cho chiếc răng đó. Các bạn có thể được chỉ định kéo lợi cao lên để che phủ chân răng hoặc ghép mô lợi tức là lấy lợi từ vùng khác  ghép vào vị trí bị mòn. Đây là một phẫu thuật phức tạp, chỉ thực sự cần khi bạn có yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ khi vị trí mòn cổ bị tụt lợi, và tình trạng ê buốt kéo dài do lộ lớp cement mà hàn răng không khắc phục được hết.

Khi bạn có tật nghiến răng, không chỉ phá hủy cấu trúc răng mà còn gây ra rất nhiều triệu chứng trầm trọng khác nhau như đau đầu, đau khớp thái dương hàm, đau vai gáy. Khi đó bác sĩ sẽ cho bạn đeo một máng chống nghiến để bảo vệ mô răng khi ngủ là rất quan trọng.

Cách phòng tránh mòn cổ răng

Sau đây là một số gợi ý của nha sĩ tại nha khoa Thùy Anh giúp bạn phòng ngừa mòn cổ răng:

– Chải đúng phương pháp, không gây ra lực cơ học quá mạnh làm mòn cổ răng. Chải răng 2 lần mỗi ngày để mảng bám cao răng không bị tích tụ làm tụt lợi. Chải răng kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa là cần thiết để loại bỏ vi khuẩn, nguyên nhân chính gây mất khoáng men răng góp phần làm mòn răng.

– Khi có cảm giác hơi ê buốt rồi, bạn nên đi khám nha khoa để có phương pháp xử trí kịp thời để tránh những điều trị phức tạp và tốn kém.

– Tạo thói quen khám định kỳ 6 tháng 1 lần để được chăm sóc răng miệng đầy đủ, phát hiện sớm các tổn thương răng miệng giai đoạn sớm.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bạn nên hạn chế acid trong bữa ăn, tránh ăn thức ăn quá chua, ngọt, nóng lạnh vì chúng sẽ dễ kích thích nhạy cảm ngà gây ê buốt răng.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/5-tieu-chi-can-nam-ro-khi-tim-hieu-lam-rang-o-dau-tot-nhat/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background