10 sai lầm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng

Chăm sóc răng miệng là việc làm hằng ngày của mỗi chúng ta, nó trở thành thói quen trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc răng miệng đúng chuẩn. Trong bài viết dưới đây bác sĩ Cương (nha khoa Thùy Anh) sẽ thông tin tới bạn 10 sai lầm phổ biến trong chăm sóc răng miệng mà bạn có thể chưa biết. Cùng tham khảo nhé. 

10 sai lầm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng

1. Chải răng không đúng thời điểm 

Đây là bước chăm sóc răng miệng không thể thiếu hàng ngày của mỗi người. Có người chải 1 lần có thể 2 lần hay chải răng nhiều hơn nữa. Lại có người chải kiểu kéo ngang và người thì xoay tròn.  

Một số bệnh nhân còn truy vấn lại nha sĩ: Chúng ta đánh răng vào buổi sáng trước khi ăn sáng là không đúng vì tôi hay xem phim nước ngoài, người nước ngoài họ ăn xong mới đánh răng”. Vậy chải răng ngay sau khi ăn sáng hay trước khi ăn sáng là tốt nhất?

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng chải răng ngay sau ăn sáng không phải là tốt nhất. Vì nước bọt trong miệng giúp một phần rửa sạch các loại mảng bám. Khi ngủ miệng của chúng ta ít hoạt động nhất và mảng bám sẽ hình thành sau 8 – 10h đồng hồ. Vì thế khi tỉnh dậy chúng ta thường hay bị khô miệng và lúc này thì miệng tích tụ mảng bám nhiều nhất, hơi thở có mùi khó chịu. Chải răng sau khi ngủ dậy giúp loại bỏ các mảng bám gây hôi miệng. Hơn nữa sau khi ngủ dậy miệng bạn rất khô, việc chải răng ngay lập tức tăng lượng nước bọt lên gấp 5 lần. Và điều này có lợi trong việc cảm nhận thức ăn cũng như tiêu hóa. 

Ngược lại nếu bạn chải răng sau khi đợi ăn sáng xong thì sẽ như thế nào? Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) điều này vẫn được chấp nhận, tuy nhiên, hãy cố gắng đợi ít nhất một giờ sau khi ăn để đánh răng. Việc chờ chải răng thậm chí còn quan trọng hơn nếu bạn ăn hoặc uống thứ gì đó có tính axit, chẳng hạn như cam quýt. Đánh răng quá sớm sau khi ăn thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit có thể làm yếu đi lớp men răng do bị axit ăn mòn.

Vậy chải răng ngay sau khi ăn sáng là không khoa học mà nó chỉ đúng khi chúng ta chải sau khi ăn ít nhất một giờ

Hãy tưởng tượng nếu như bạn không chải răng mà ăn sáng ngay thì bạn phải chờ ít nhất 1 giờ. Liệu chúng ta có thể trong 1 giờ mà đi làm tiếp xúc với những người xung quanh. Bây giờ thì bạn biết là chúng ta phải làm gì ngay sau khi ngủ dậy rồi đấy. 

Thứ 2: Chải răng không đủ thời gian?

Để có sức khỏe răng miệng tốt nhất, ADA khuyên bạn nên chải răng tối thiểu 2 phút mỗi lần và đảm bảo bạn chải từng chiếc răng và theo các nghiên cứu thì việc chải răng đủ thời gian có thể làm sạch tăng thêm 26% so với việc chải răng không đủ thời gian.

Vì thế mà chải răng quá nhanh khiến chúng ta không thể làm sạch hết được các loại mảng bám trên răng. Ngoài việc chải răng, điều quan trọng là bạn cũng phải làm sạch kẽ răng mỗi ngày một lần. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ vệ sinh kẽ răng khác như chỉ tơ nha khoa hoặc  máy tăm nước.

Nếu bạn bỏ qua bước này thường xuyên, vi khuẩn có thể bám vào răng hoặc đường viền nướu, làm tăng nguy cơ sâu răng và các tình trạng răng miệng khác.

Thứ 3: Chải răng quá mức 

Đánh răng quá lâu, đánh răng quá nhiều hoặc với lực quá mạnh lại là không tốt. Đánh răng quá nhiều có thể gây hại cho răng và nướu của bạn, một vài biểu hiện mà chúng ta thường gặp đó là:

    • Men răng bị mòn, tụt nướu, lộ chân răng khiến răng nhạy cảm hơn với thức ăn nóng, lạnh, chua, hay cả đồ ngọt.
    • Khi men răng bị mòn đi, màu hơi vàng của lớp ngà răng bên dưới có thể lộ rõ, làm răng có màu vàng hơn.
    • Chải răng với lực quá mạnh sẽ khiến lông trên bàn chải bị sờn nhanh hơn. Vì thế mà chúng ta nên thay bàn chải sau mỗi 3-4 tháng hoặc (sớm hơn nếu nó bắt đầu bị sờn).

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyên bạn nên đánh răng hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối, tối thiểu 2 phút mỗi lần bằng bàn chải lông mềm.

Thứ tư: Súc miệng sau đánh răng 

Nước súc miệng là một sản phẩm vệ sinh răng miệng, thường sử dụng giúp hơi thở thơm mát và hầu hết các công thức đều chứa cồn.

Một số công thức nước súc miệng có thể sử dụng để tăng độ bền men răng và ngăn ngừa sâu răng. Không giống như đánh răng là bắt buộc, hầu hết chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng đều coi nước súc miệng là một bước tùy chọn để bảo vệ thêm mà thôi.

Nếu bạn dùng nước súc miệng không có fluoride trực tiếp sau khi đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride, bạn có thể rửa sạch fluoride khỏi men răng, điều này sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng nước súc miệng có chứa các thành phần gia cố men răng, chẳng hạn như florua, nó có thể giúp duy trì nồng độ florua ở mức cao trong miệng sau khi chải răng.. 

Thứ năm: Sử dụng bàn chải đã cũ

Sử dụng bàn chải lông bắt đầu cong, sờn và mòn sẽ làm tổn thương đến nướu răng cũng như làm giảm hiệu quả làm sạch mảng bám răng.

Ngay cả khi lông bàn chải dường như không bị sờn, bạn vẫn nên thay bàn chải đánh răng 3 – 4 tháng/lần. .

Thứ sáu: Sử dụng bàn chải lông cứng 

Tốt nhất bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để làm sạch răng, có thể chải sát vào nướu mà không lo bị tổn thương. Bàn chải đánh răng lông cứng có thể dẫn đến tụt nướu và tổn thương men răng, đặc biệt nếu bạn dùng nhiều lực khi chải. Bàn chải lông cứng chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh nhân dùng răng giả, hàm tháo lắp 

Thứ bảy: Sử dụng quá nhiều kem chải răng 

Sử dụng quá ít kem chải răng cũng có hại và sử dụng quá nhiều cũng không tốt. Ví dụ, sử dụng quá ít kem chải răng sẽ không tạo ra đủ bọt để giúp làm sạch răng. Răng của bạn cũng sẽ không nhận được đầy đủ lợi ích bảo vệ của fluoride.

Vậy cần bao nhiêu kem chải răng để chải răng? Thì Theo ADA lượng kem đánh răng cẩn sử dụng đúng tiêu chuẩn như sau: 

    • Người lớn: Lượng kem chải răng được khuyên dùng cho người lớn có kích thước bằng hạt đậu trên bàn chải lông mềm hoặc bàn chải điện.
    • Trẻ em: Có thể sử dụng kem chải răng có fluoride nhưng điều quan trọng là phải sử dụng với lượng an toàn, còn ít hơn hạt đậu như so với người lớn.  Điều đó là để đảm bảo không vô tình nuốt phải nhiều kem đánh răng có fluoride, thứ không được phép nuốt vào. Fluoride có thể gây nhiễm fluor răng ở răng đang phát triển khi nuốt phải một lượng lớn, có nguy cơ làm  đổi màu răng từ nhẹ đến vết ố vàng, nâu và các vết rỗ rõ ràng trên răng sau này của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ chưa mọc răng trưởng thành.

Thứ 8: Không dùng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa có thể rất khó chịu và gây lúng túng — không ai thích cảm giác như đang thọc cả nắm tay vào miệng. Nhưng lý do tại sao chúng ta không biến việc dùng chỉ nha khoa thành thói quen.

Tôi có đọc được 1 câu chuyện rất hay về việc thay đổi thói quen đánh răng của người Mỹ. Vào đầu những năm 1900, ngay trong Thế chiến thứ nhất, vấn đề vệ sinh răng miệng rất tệ, được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. Tại sao? Tất nhiên, mọi người không đánh răng và những năm 1900 đánh dấu thời kỳ người Mỹ lần đầu tiên bắt đầu tiêu thụ đồ ăn có đường, sẵn sàng để ăn thực phẩm chế biến sẵn dưới dạng bánh quy giòn, bánh mì và khoai tây chiên.

Thói quen đánh răng của người Mỹ đã thay đổi mãi mãi vào thời điểm này bởi một chiến dịch kem đánh răng bằng cách thông điệp rầm rộ rằng: “Chỉ cần đưa lưỡi lướt qua kẽ răng của bạn. Bạn sẽ cảm nhận được một lớp màng đó là nguyên nhân khiến răng của bạn trông ‘mất màu’ và tạo điều kiện cho sâu răng. Tại sao bạn lại giữ một lớp màng bám trên răng? Kem đánh răng của chúng tôi loại bỏ màng”. Đây chính là lợi ích mà chải răng đem lại.

Dùng chỉ tơ để làm sạch thức ăn ở kẽ răng giúp giảm việc tổn thương đến nướu răng, giảm nguy cơ viêm nướu gây tụt nướu, giảm chi phí cho việc phải đi chữa răng cũng như phải chịu đau đớn. Nhưng mọi người lại không thấy ngay hiệu quả của nó vì vậy mọi người không nghĩ nó có tác dụng. 

Hãy tập cho mình thói quen sử dụng chỉ tơ, chúng ta có thể mua rất dễ dàng ở các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị. Để nó vào trong túi hay trong cặp để tiện sử dụng sau mỗi bữa ăn. 

Thứ 9: Quên chải lưỡi

Một chiếc lưỡi sạch sẽ không chỉ giúp hơi thở của bạn thơm mát. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng tổng thể. Lưỡi của bạn được bao phủ bởi những nhú nhỏ, có thể bám nhiều vi khuẩn, mảnh thức ăn và tế bào chết. Nếu không vệ sinh đúng cách, những thứ này có thể dẫn đến hôi miệng, nhiễm trùng răng miệng và thậm chí ảnh hưởng vị giác của bạn. Vì vậy, dành một vài phút trong thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày để làm sạch lưỡi là rất quan trọng.

Thứ 10: Không đến gặp nha sĩ thường xuyên hay định kỳ

Dù cảm thấy răng không có vấn đề gì nhưng chúng ta vẫn cần đi khám định kỳ khoảng 3- 6 tháng một lần để đảm bảo rằng:

    • Răng luôn luôn được sạch sẽ khỏe mạnh
    • Phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe răng miệng
    • Cung cấp cho bạn hướng dẫn và lời khuyên về chăm sóc sức khỏe răng miệng

Trên đây là 10 sai lầm trong thói quen vệ sinh răng miệng mà nhiều người có thể gặp phải. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn. Hãy hình thành thói quen chăm sóc răng miệng khoa học để hạn chế việc phải làm bạn với nha sĩ các bạn nhé. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background