MẤT CẢ 2 HÀM RĂNG DO VIÊM LỢI VÀ HÀNH TRÌNH TRỒNG RĂNG CỦA CHÚ TUẤN CÙNG BÁC SĨ LÊ SƠN TÙNG
“Răng của chú trước đây bị viêm lợi, rụng hết rồi, chú làm răng tháo lắp khoảng 2 năm nay nhưng ăn nó không hiệu quả, ăn uống nó khó, phức tạp lắm, mất thời gian tháo ra vệ sinh” là chia sẻ đầu tiên của chú Tuấn về hàm răng của mình khi đến Nha Khoa Thùy Anh. Chú mong muốn được thay một hàm răng cố định có thể ăn nhai tốt mà không phải tháo ra lắp vào.


Chia sẻ về lịch sử ra đời của các phương pháp trồng răng bác sĩ Sơn Tùng cho biết:
Phương pháp làm cầu răng được sử dụng vào khoảng thế kỷ 18, 19 để thay thế cho một răng mất. Tuy nhiên dấu tích của implant được tìm thấy từ giai đoạn trước công nguyên.
Các nhà khảo cổ người Trung Quốc hay Ai cập đã tìm được những mảnh sò, mảnh ngà voi hay thậm chí là gỗ được cắm vào xương hàm tương tự như implant để thay thế răng mất.

Đến thế kỷ thứ 18, 19 với sự phát triển của nền nha khoa hiện đại thì các nhà lâm sàng đã bắt đầu sử dụng các vật liệu quý như vàng, bạc, bạch kim để đặt vào xương hàm với mục đích khôi phục răng mất. Tuy nhiên do không có sự tương thích sinh học với cơ thể nên những vật liệu này bị đào thải rất nhiều.
Mãi đến năm 1952, giáo sư Per – lngvar Branemark người Thụy Điển là người đầu tiên tìm ra vật liệu tital làm nên implant sau một nghiên cứu tình cờ trên thỏ.
Tại Việt Nam implant đầu tiên được trồng vào năm 1994 tại bệnh viện răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh, và đến nay sau gần 30 năm thì implant được sử dụng phổ biến khi chứng minh được là vậy liệu đáng tin cậy cho khả năng ăn nhai tốt nhất.
Nguyên nhân mất răng của chú Tuấn là do hiện tượng viêm lợi gây ra, ban đầu chú chỉ thấy chân răng hơi ngứa, chưa đau nhưng đã có cảm giác lung lay, sau đó chân răng xuất hiện mủ và có mùi hôi rất khó chịu. Khi chân răng bắt đầu đau nhức và lung lay nhiều, chú đã đến bác sĩ để nhổ bỏ những chiếc răng đó.

Theo bác sĩ Tùng: “Nha chu là tình trạng viêm nhiễm của tổ chức quanh răng, ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng, khiến răng mất dần đi sự liên kết với tổ chức nâng đỡ này. Bệnh nha chu ban đầu chỉ ảnh hưởng đến phần mô mềm – nướu răng – sau có thể phát triển ảnh hưởng đến cả xương ổ răng có vai trò quan trọng trong việc giữ răng chắc khỏe đảm bảo ăn nhai. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nha chu có thể gây rụng răng, mất răng.”
Chú Tuấn là một trường hợp gặp vấn đề viêm nha chu nặng dẫn đến mất dần toàn bộ răng trên cả 2 hàm.
Sử dụng hàm tháo lắp 2 năm nay chú chia sẻ: “Những đồ ăn cứng, dai chú đều không nhai được, mà hàm tháo lắp sử dụng một thời gian chú sẽ phải thay mới do lợi teo lại hàm bị lỏng lẻo đè vào gây đau, không thể ăn nhai. Nhiều khi những đồ ăn nhỏ dắt vào hàm giả làm chú đang ăn phải đi rửa răng rồi mới ăn được lại”
Tìm hiểu về phương pháp trồng răng all on 4 và Nha Khoa Thùy Anh qua kênh youtube và facebook chú đã trực tiếp đến gặp bác sĩ thăm khám và tư vấn, sau khi được tư vấn cảm thấy hợp lý về khả năng ăn nhai và chi phí chú đã quyết định thực hiện.

Sau gần 2 tuần điều trị dù mới chỉ dùng hàm tạm nhưng việc ăn nhai của chú Tuấn đã dễ dàng hơn, và quan trọng nhất là không còn phải tháo lắp mất thời gian và bất tiện như trước.
Hi vọng những chia sẻ của chú Tuấn sẽ là yếu tố giúp cô chú có thể yên tâm hơn về phương pháp trồng răng toàn hàm này. Bỏ ra một khoản đầu tư nhưng kết quả nhận lại là vô cùng xứng đáng, một hàm răng đẹp, khả năng ăn nhai tốt sẽ giúp cô chú có một sức khỏe tốt và cuộc sống hạnh phúc hơn.

Nhiều kỹ thuật phục hình răng mất ra đời, nhưng kỹ thuật trồng răng implant all on 4 – giải pháp trồng răng toàn hàm cho trường hợp mất răng toàn hàm, đặc biệt ở người lớn tuổi vẫn là lựa chọn số 1 dành cho cô chú lớn tuổi. Nếu có điều kiện tài chính thì đây là phương pháp mà cô chú nên quan tâm và lựa chọn để có khả năng ăn nhai tốt như thời còn trẻ.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh