Đã tìm ra phương pháp điều trị răng móm hiệu quả nhất hiện nay

Ở trạng thái bình thường thì hàm trên nằm phía ngoài so với hàm dưới. Tuy nhiên khi bị răng móm hay khớp cắn ngược, thì hàm trên lại ở phía sau so với hàm dưới. Khớp cắn ngược là một trong những sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. 

khop-can-nguoc

Răng móm (khớp cắn ngược) nhận biết như thế nào?

Ở trạng thái bình thường thì hàm trên nằm phía ngoài so với hàm dưới. Tuy nhiên khi bị răng móm hay khớp cắn ngược, thì hàm trên lại ở phía sau so với hàm dưới. Tình trạng móm có thể gặp ở 1 răng, 1 nhóm răng, hoặc cả hàm. 

Tình trạng răng móm khiến gương mặt gãy, mất đi hài hòa, kém thẩm mỹ. Trường hợp nặng hàm dưới nhô ra trước và trông chiếc cằm vuông, thậm chí bị lệch sang 1 bên.

Khớp cắn ngược khiến bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp, ngoài ra còn ảnh hưởng tới hiệu quả ăn nhai, phát âm không rõ và vùng răng cửa tạo ra tiếp khớp không chuẩn trục, nên theo thời gian các răng cửa dưới và trên dễ bị viêm quanh răng, tiêu xương và rụng sớm.

>>>> Niềng răng trị móm TÌM HIỂU NGAY TẠI ĐÂY 

Nguyên nhân gây khớp cắn ngược, móm là gì?

Cũng như các trường hợp sai lệch khác của hàm, răng móm do nhiều nguyên nhân gây ra như thói quen lúc nhỏ hay đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả… Phần lớn nguyên nhân còn là do di truyền từ người thân trong gia đình.

Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng móm, khớp cắn ngược là do di truyền từ người thân trong gia đình. Ngoài ra còn do một số thói quen như mút ngón tay, đẩy lưỡi, cắn bút hoặc do cản trở khớp cắn khiến hàm dưới trượt ra trước khi nhai, hoặc đơn giản là quá trình thay răng sữa, có răng bị kẹt và dần dần bị cắn ngược khi trưởng thành.

Móm có thể do xương hoặc do răng. Móm do răng thường do thói quen trượt chức năng hàm dưới, loại này rất dễ điều trị. Móm do xương là do sự phát triển không cân xứng giữa hàm trên, hàm dưới. Thường gặp nhất là hàm dưới phát triển quá mức ra phía trước hoặc hàm trên lép.

Lưu ý: 

+ Móm do răng nếu không điều trị kịp thời thì sẽ khiến hàm dưới  phát triển theo hướng không thuận lợi và gây ra móm xương ở độ tuổi trưởng thành.

+ Để chẩn đoán móm là do răng hay do xương, do hàm trên hay hàm dưới thì bạn cần đến nha khoa Thùy Anh để tiến hành chụp phim đo sọ mặt nghiêng cephalo metrix, dựa vào đó bác sĩ sẽ phân tích các chỉ số trên phim và đưa ra chẩn đoán cũng như kế hoạch điều trị.

Răng móm được điều trị như thế nào?

Trước đây, khi chưa những nghiên cứu chính xác về cơ sinh học chỉnh nha khiến việc điều trị răng móm rất khó khăn.Hiện nay, cùng với sự phát triển của khí cụ cùng lý thuyết chỉnh nha chuyên sâu. Phần lớn các ca điều trị răng móm đề thực hiện bằng phương pháp niềng răng. 

Niềng răng chỉnh hàm móm là sử dụng các mắc cài và dây cung để di chuyển răng vào đúng vị trí mong muốn. Mắc cài hàm trên sẽ thúc đẩy răng di chuyển ra ngoài còn hàm dưới đẩy răng di chuyển vào trong từ đó mang tới hàm răng đều, hai hàm khớp nhau đảm bảo chức năng ăn nhai và cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt. 

Thông thường, răng móm có 2 dạng: Móm do răng và móm do xương. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng để thực hiện điều trị: 

+ Móm do răng: Thời gian điều trị nhanh hơn, tạo ra thẩm mỹ khuôn mặt đẹp cũng như ổn định về kết quả.

+ Móm do xương: Nếu bạn đang trong độ tuổi đang trưởng thành, nha sĩ có thể sử dụng những khí cụ chức năng định hướng phát triển xương hàm như facemask, twinblock…có tác dụng rất tốt. Trường hợp này nên điều trị sớm để có kết quả tốt nhất. 

Với trường hợp móm do xương, thì niềng răng vẫn có thể cải thiện được, tuy nhiên giới hạn kéo lùi của hàm dưới chỉ trong khoảng 4mm. Khi nha sĩ đo đạc và thấy mức độ móm trầm trọng hơn giới hạn có thể kéo lùi, thì bạn sẽ được tư vấn phẫu thuật cắt hàm.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng móm, hãy tới nha khoa Thùy Anh, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao với nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề thẩm mỹ nụ cười một cách an toàn và hiệu quả nhất.

2 thoughts on “Đã tìm ra phương pháp điều trị răng móm hiệu quả nhất hiện nay

  1. HÙNG says:

    Bé nhà mình bị móm do xương hàm + mất răng nên bé tự ti , vì chưa đủ tuổi để phẫu thuật và bác sỹ bảo phẫu thuật xong rồi mới trồng được răng cho cháu , thấy cháu tự ti như vậy thì làm sao để cháu có răng tạm thời hả bác sỹ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Em chào chị, trường hợp móm do xương niềng răng có thể cải thiện được 60-70% tuỳ vào mức độ móm. Vậy nên chị có thể cho bé đi thăm khám tại các nha khoa, để bsĩ có thể đưa ra phác đồ niềng cho bé. Trường hợp mất răng nếu bé chưa đủ tuổi để trồng lại, thì mình có thể làm hàm giữ khoảng và chờ bé đủ tuổi rồi trồng răng ạ.
      Để được tư vấn cụ thể hơn chị có thể nhắn qua fanpage:m.me/Thuyanhclinic.HN/ hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục